• 0914 355 353
  • 0914 355 353
  • thietkenhadepmoi.vn@gmail.com

Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh – 2 Cách Xử Lý Chống Thấm Hiệu Quả

Cách Chống Thấm Nhà Vệ Sinh – 2 Cách Xử Lý Chống Thấm Nhà Vệ Sinh Hiệu Quả là chủ đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, Thiết Kế Nhà Đẹp Mới sẽ chỉ cho bạn 2 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả, không cần đục gạch mà không phải ai cũng biết nhé!

Dấu hiệu nhà vệ sinh bị thấm

Nhà vệ sinh bị thấm nước gây mất thẩm mỹ và về lâu dài sẽ có những ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng nó.

Có những dấu hiệu cơ bản để bạn nhận ra là nhà vệ sinh của mình có bị thấm hay không đó là:

– Trần nhà vệ sinh, tường nhà vệ sinh có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước và mọc nấm.

– Trần nhà vệ sinh, tường nhà vệ sinh có vết nước loang lổ.

– Gạch nhà vệ sinh bị bong, xỉn màu và có dấu hiệu nứt.

– Một số thiết bị trong nhà vệ sinh như bồn rửa mặt, bồn vệ sinh, vòi tắm bị rỉ nước.

Nhà vệ sinh bị thấm rất dễ nhận ra nếu bạn quan sát kỹ vào những vị trí sau:

– Hộp kỹ thuật nhà vệ sinh.

– Cố ống đi xuyên sàn.

– Sàn nhà vệ sinh bằng bê tông bị nứt,

– Chân tường nơi tiếp xúc với sàn nhà vệ sinh.

Nguyên nhân tại sao nhà vệ sinh hay bị thấm dột

Trên thực tế thì có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh hay bị thấm dột. Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số nguyên nhân chính khiến cho nhà vệ sinh của bạn bị dột.

– Sàn nhà vệ sinh luôn trong tình trạng đọng nước, nước không thoát được. Lâu dần, nước sẽ thấm dần xuống sàn, thấm xuống mạch nền và sàn bê tông. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì sẽ khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột.

– Hệ thống dẫn nước đi qua nhà vệ sinh bị rò rỉ và hỏng khiến nước dễ bị ngấm vào nhà vệ sinh.

– Tường, sân thượng hoặc mái nhà bị thấm nước mà không được sửa kịp thời. Điều này là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột nước.

– Thi công sai kỹ thuật khiến nước bị rò rỉ. Việc thi công sai kỹ thuật ở đường nước hoặc hệ thống bồn rửa mặt, bồn vệ sinh khiến nước xả dễ bị tràn ra sàn nhà gây thấm nước.

– Mạch nền của nhà vệ sinh bị hở, bong cũng sẽ dẫn đến việc nhà vệ sinh bị thấm.

– Vật liệu sử dụng trong nhà vệ sinh không đạt chất lượng dẫn đến việc giảm chất lượng sau thời gian ngắn sử dụng.

Đánh giá kiểm tra hệ thống nhà vệ sinh trước khi chống thấm

Điều quan trọng trước khi bạn muốn sửa hệ thống nhà vệ sinh bị thấm dột đó là đánh giá và kiểm tra vấn đề đang gặp phải. Bạn cần biết rõ nguyên nhân tại sao mà nhà vệ sinh của mình bị thấm dột. Khi bạn đã xác định được vấn đề mà nhà vệ sinh của mình đang gặp phải thì bạn mới có thể xử lý chúng một cách chính xác và tiết kiệm được nhiều thời gian.

Những vị trí bạn cần kiểm tra để xử lý vấn đề thấm nước trong nhà vệ sinh đó là:

– Ống thoát nước sàn. VỊ trí ống thoát nước sàn được cho là một trong những vị trí dễ bị ngấm dột nhất trong nhà vệ sinh. Điều này sẽ xảy ra khi đội thi công ống thoát nước đã không đảm bảo được việc nước sinh hoạt ngấm vào mao mạch của công trình.

– Bề mặt sàn nhà vệ sinh. Nếu trong quá trình lát sàn của nhà vệ sinh mà gạch không được lấp kín thì nước sẽ rất dễ thẩm thấu và ngấm vào bề mặt của sàn. Nếu như độ dốc của nhà vệ sinh không được đảm bảo để cho nước chảy và thoát xuống cống thì hiện tượng này cũng dễ xảy ra.

– Hệ thống dẫn nước. Nếu hệ thống dẫn nước bị rò rỉ hoặc nứt gãy thì cũng là yếu tố bạn nên biết để nhanh chóng khắc phục.

– Nước mưa xâm nhập. Nhà vệ sinh dễ bị thấm dột vào mùa mưa hơn so với mùa khô. Nước mưa thẩm thấu từ bên ngoài và trong thời gian dài sẽ rất dễ làm nhà vệ sinh bị thấm và gây hiện tượng mốc hoặc loang lổ và làm giảm tuổi thọ của cả công trình.

Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả triệt để nhất

Hiện nay có rất nhiều cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả như: Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường, chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 107, chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite,…

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn hai cách chống thấm nhà vệ sinh không cần đục gạch và mang lại hiệu quả rất cao đó là xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm và xử lý chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika.

Cách 1: Xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm

Nhiều người hiện nay rất ưa chuộng việc dùng màng chống thấm cho nhà vệ sinh của mình.

Ưu điểm của màng chống thấm có thể kể đến là khả năng chống nước gần như tuyệt đối, tuổi thọ rất lâu và tiết kiệm tối đa thời gian thi công. Màng chống thấm đặc biệt phù hợp cho những công trình mà phải tiếp xúc với nước lâu, trong thời gian dài như nhà vệ sinh, nhà tắm,…

CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

Người ta chia chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm ra làm hai cách đó là: Dùng màng khò nóng và dùng màng tự dính.

CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

Quy trình dùng màng khò nóng để xử lý chống thấm:

– Bước 1: Bạn vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh thật sạch trước khi tiến hành thi công chống thấm. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn, mảng bám, và các vết nứt, mẻ, lõm cần được trám lại.

– Bước 2: Bạn sẽ cần làm nóng mặt sàn nhà vệ sinh bằng cách khò khí gas lên bề mặt của sàn nhà.

– Bước 3: Bạn sử dụng lớp sơn lót lên mặt sàn nhà vệ sinh. Lớp sơn lót Primer gốc bitum.

– Bước 4: Bạn tiếp tục làm chảy nhựa bitum đến dạng lỏng để nó có thể dính xuống mặt sàn bằng cách sử dụng máy khò nóng. Bạn cũng cần lưu ý trong bước này là khi bitum chảy đến đâu thì bạn cần lăn màng đến đó để tránh cho việc nó bị đông cứng lại.

– Bước 5: Bạn trát lớp xi măng cát lên bề mặt lớp thi công dán màng khò nóng để tăng khả năng bảo vệ tối đa cho công trình.

– Bước 6: Bạn thử lại công trình với nước xem liệu nó đã chống thấm hiệu quả hay chưa.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính:

– Bước 1: Bạn vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh thật sạch trước khi tiến hành thi công chống thấm. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn, mảng bám, và các vết nứt, mẻ, lõm cần được trám lại.

– Bước 2: Bạn sử dụng lớp sơn lót lên mặt sàn nhà vệ sinh. Lớp sơn lót Primer gốc bitum dạng lỏng.

– Bước 3: Bạn tiến hành dán màng chống thấm tự dính bằng bitum.

– Bước 4: Bạn thử lại công trình với nước xem liệu nó đã chống thấm hiệu quả hay chưa.

Lưu ý khi xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để bằng màng chống thấm bạn cần biết để đạt hiệu quả cao:

– Bạn nên sử dụng thêm gioăng trương nở để quấn xung quanh cổ ốc giúp tránh tối đa việc nước bị rò rỉ ra.

– Bạn nên dán cao lên khoảng từ 15-20cm để tại chân tường. Điều này sẽ giúp vị trí tiếp giáp giữa sàn và chân tượng được khít tối đa và sẽ hạn chế khe hở gây thấm dột.

Cách 2: Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là một loại sản phẩm vô cùng hiệu quả trong việc chống thấm. Sika có thể được sử dụng cho chống thấm sân thượng, chống thấm tường, chống thấm chân tường,… đặc biệt trong số đó phải kể đến công dụng chống thấm sàn nhà vệ sinh của Sika.

Không chỉ chống thấm chân tường, chống thấm sân thượng, cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là một lựa chọn tối ưu bởi có nhiều ưu điểm nổi bật.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:

CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

– Bước 1:  Bạn vệ sinh bề mặt nhà vệ sinh thật sạch trước khi tiến hành thi công chống thấm. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn, mảng bám, và các vết nứt, mẻ, lõm cần được trám lại. Nếu nhà vệ sinh của bạn mới hoàn thiện phần thô thì bạn có thể tiến hành chống thấm ngay sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc hơn so với việc xây lại từ đầu.

– Bước 2: Bạn đặt ống nhựa và đục bê tông xung quanh ống. Khoảng cách đục và ống nhựa sẽ là 10mmx10mm. Trong trường hợp bạn chưa lắp đặt ống nhựa thì bạn phải tiến hành định vị cho ống nhựa và dựng ván khuôn ở ngay phía dưới mặt của sàn.

– Bước 3: Bạn bắt đầu phủ Sikadur lên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Sau đó đổ Sika Sika grout 214-11 xung quanh ống khi Sikadur còn kết dính.

– Bước 4: Bạn cần đưa lớp Sika Primer 3 xung quanh đường ống. Bạn lưu ý là phủ kín những bề mặt rãnh nhà vệ sinh.

– Bước 5: Bạn tiếp tục bơm Sikaflex Construction AP vào các rãnh nhà vệ sinh và đợi khô trong vòng 12 tiếng.

– Bước 6: Bạn phủ lên mặt sàn nhà vệ sinh 2-3 lớp lót sơn pha loãng với Sikaproof Membrane 20-50% nước.

– Bước 7: Bạn đợi mặt sàn nhà vệ sinh. Sau đó bạn trộn Sika Latex cùng với vữa và quét lên toàn bộ bề mặt của sàn nhà vệ sinh. Độ dày mà bạn cần quét cho mặt sàn nhà vệ sinh dày 1-2mm.

– Bước 8: Bạn tiến hành chống thấm lần cuối bằng Sika. Sau 24h đợi khô và tiếp tục quét thêm một lớp vữa nữa lên sàn nhà vệ sinh.

– Bước 9: Bạn thử lại công trình với nước xem liệu nó đã chống thấm hiệu quả hay chưa.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh tại Thiết Kế Nhà Đẹp Mới

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh vô cùng đơn giản, tiết kiệm thời gian bao gồm:

– Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tiến hành tư vấn cho khách hàng về dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh.

– Bước 2: Kiểm tra thực tế và khảo sát công trình để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

– Bước 3: Báo giá chi tiết và rõ ràng nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Nếu khách hàng đồng ý với mức giá đưa ra thì tiến hành thi công sớm nhất có thể.

– Bước 4: Tiến hành thi công.

– Bước 5: Nghiệm thu công trình.

– Bước 6: Bàn giao cho khách hàng.

GỬI YÊU CẦU DỊCH VỤ

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới, Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!








    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0914 355 353