• 0914 355 353
  • 0914 355 353
  • thietkenhadepmoi.vn@gmail.com

SO SÁNH ƯU NHƯỢC 3 MÓNG PHỔ BIẾN :  MÓNG ĐƠN – MÓNG BĂNG – MÓNG CỌC TRONG THI CÔNG NHÀ PHỐ

Móng là bộ phận quan trọng và là bước thi công đầu tiên trong khi xây dựng các công trình. Hiện nay có rất nhiều loại móng như móng cọc, móng băng, móng đơn, móng bè, móng nông và móng sâu…. Chúng tôi sẽ chỉ ra giúp bạn ưu nhược điểm của 3 loại móng phổ biến nhất hiện nay là móng Đơn, móng Cọc và móng Băng để bạn hiểu hơn về từng loại móng trong thi công căn nhà của bản thân.

MÓNG ĐƠN: Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Móng đơn thường nằm riêng lẻ, trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình vuông hay hình tròn,… Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.

 

1 số hình ảnh móng đơn sưu tầm

 

Móng đơn có gia cố cọc cừ tràm

ƯU ĐIỂM:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Chi phi thi công móng đơn đã nằm trong báo giá xây nhà trọn gói
  • Tiện lợi trong việc thi công những căn nhà có đương vô nhỏ hẹp

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Móng đơn chỉ được sử dụng cho nền đất tốt
  • Nếu đặt tải trong quá lớn lên móng đơn móng có thể bị lún dần theo thời gian, do đó sẽ phải gia công cọc cừ tràm, phát sinh thêm chi phý
  • Khi lún thì các móng sẽ lún không đều nhau
  • Trong nhà mỗi cột móng sẽ có tải trong khác nhau dẫn đến nhiều móng đơn có kích thước khác nhau gây rối mặt bằng
  • Nếu đặt tải trọng lên móng đơn lớn thì diện tích đáy móng cũng lớn, dó đó sẽ phát sinh thêm thép, nhân công
  • Thời gian thi công móng đơn lâu hơn móng cọc

 

 

MÓNG BĂNG: Móng băng là loại móng chạy dọc suốt bên dưới các tường chịu lực hoặc tạo thành các dải dài dưới chân hệ thống cột chịu lực. Móng băng dưới cột còn gọi là móng dầm. Dầm có thể có sườn trên hoặc sườn dưới. Móng bang dưới cột tạo thành một vành đại lien kết các chân cột. Móng loại này phải làm bằng BTCT (móng mềm). Móng bang gồm móng bang một phương và móng bang hai phương, có thể là móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp.

Móng băng 1 phương

 

 

Móng băng 2 phương

ƯU ĐIỂM:

  • Tải của toàn bộ nhà đươc truyền qua cột sẽ được phân bố đều lên đáy móng, T
  • Giảm áp lực đáy móng
  • Giảm được hiện tượng lún không đều giữa các cột
  • Chi phi thi công móng đơn đã nằm trong báo giá xây nhà trọn gói
  • Tiện lợi trong việc thi công những căn nhà có đương vô nhỏ hẹp
  • Khi nhà không xây được móng đơn, với điệu kiện đất khá tốt, ta có thể sử dụng móng băng

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Móng Băng chỉ được sử dụng cho nền đất khá tốt và công trình có quy mô nhỏ
  • Móng Băng thuộc loại móng nông, chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật trượt của móng kém
  • Trường hợp mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công tương đối phức tạp do phải tăng chiều dài cọc ván và các công trình phụ trợ khi thi công.
  • Thời gian thi công móng băng lâu hơn kéo dài hơn so với móng cọc.
  • Chi phí móng băng sẽ cao dần nếu diện tích quá lớn, sắt, thép, và nhân công sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

 

 

MÓNG CỌC BTCT: Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến cho các công trình có tải trọng khá lớn hay được xây dựng trên nền đất yếu. Căn cứ vào đặc tính làm việc của móng cọc trong đất, chia móng làm 2 loại: móng cọc chống và móng cọc ma sát.

  • Đối với móng cọc chống: dùng trong trường hợp dưới lớp đất yếu là lớp đất rắn (đá). Cọc được đóng tới lớp đất rắn và truyền tải trọng vào đó. Nền móng cọc không chống bị lún hoặc lún đều trong phạm vi cho phép.
  • Móng cọc ma sát: trường hợp lớp đất rắn quá sâu, người ta dùng cọc ma sát thay cho cọc chống. Cọc ma sát truyền tải trọng vào đất thông qua lực ma sát giữa đất và bề mặt của cọc.

Hình ảnh móng cọc

ƯU ĐIỂM:

  • Móng cọc cho phép giảm khối lượng đất đào móng khoảng 85%, bê tông 30-40% do đó giá thành của móng hạ được 35%.
  • Độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao
  • Áp dụng phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép cổ điển
  • Momen uốn nứt lớn vì vậy có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn
  • Chuyển vị khi uốn cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc cổ điển do được ứng lục trước

NHƯỢC ĐIỂM:

  • Chiều sâu thi công chỉ đạt trung bình, thông thường từ 10 đến 60m
  • Tiết diện trung bình thông thường từ 20*20 đến 45*45 cho cọc vuông và d25-d70 cho cọc tròn
  • Sử dụng công trình có tải trọng làm việc dài hạn trung bình, thông thường từ 40T-400T/1 cọc.
  • Chi phí thi công chỉ tính phần làm móng chứ ko bao gồm phần ép cọc và hay xảy ra phát sinh trong quá trình thi công

GỬI YÊU CẦU DỊCH VỤ

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới, Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!








    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0914 355 353