• 0914 355 353
  • 0914 355 353
  • thietkenhadepmoi.vn@gmail.com

Những điều cần biết về lễ cúng động thổ

Trong đời người thì làm nhà là một trong những việc làm quan trọng nhất bởi có an cư rồi mới lập nghiệp. Với mong muốn các thành viên sống trong căn nhà mới được mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn thì trước khi tiến hành làm nhà cần phải chọn ngày lành tháng tốt, giờ hoàng đạo để làm lễ động thổ xin phép các chư vị Thần linh trên mảnh đất đó cho mình được phép làm nhà.

Tuy nhiên để có cái nhìn chi tiết hơn về Lễ động thổ, chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn bài viết dưới đây bằng chính những kinh nghiệm mà mình đã đúc kết được trong nghề thiết kế xây dựng. Cùng theo dõi nhé.

Lễ cúng động thổ

I. Ý nghĩa tâm linh.

 Theo tín ngưỡng, người Việt Nam nói riêng và các nước phương  Đông nói chung tin tưởng rằng: nơi ở cũng giống như nhà xưởng, các cửa hàng làm ăn buôn bán đều sẽ có các vị Thổ Địa phụ trách coi giữ.

Chính vì thế, khi làm các công việc liên quan đến đất đai nhà cửa,cửa hiệu, cửa hàng, công xưởng…như sửa nhà, cơi nới nhà ở hay đào móng để làm nhà… có nghĩa là đã động đến các vị công thần Thổ Địa và Long Mạch tại nơi đó vì thế cần chuẩn bị các lễ vật để dâng lên cúng và cầu khẩn các Ngài để cáo lễ và xin các vị gia cát phù hộ cho mọi điều được suôn sẻ, may mắn.

II. Các lưu ý khi làm lễ động thổ.

Trước khi tiến hành làm lễ để dâng hương người ta sẽ chọn ngày giờ tốt, tránh các ngày hắc đạo, thổ cấm, sát thủ, trùng phục, trùng tang… chon những ngày có sao tốt như: ngày sinh khí, hoàng đạo, lộc mã, giải thần…Và giờ thì phải là các giờ hoàng đạo.

Trong phong thủy thì những người phạm năm tuổi  Kim lâu và Hoang ốc thì không nên tiến hành làm nhà. Nếu trong điều kiện cấp bách thì những người này khi muốn làm nhà sẽ phải mượn tuổi của những ngưới thân hay ngươi quen có tuổi không phạm vào 2 năm trên để giúp thay mình làm lễ động thổ. Khi mượn tuổi của người khác, lúc bắt đầu làm lễ động thổ thì gia chủ phải tránh đi khỏi khu vực mình sẽ định làm nhà khoảng 50 mét.. Sauk hi hoàn tất xong thủ tục của lễ động thổ thì mới trở về.

III. Mâm cúng trong lễ động thổ.

Lễ cúng động thổ

 Khi làm lễ động thổ các bạn cần sắp mâm cúng gồm những thứ sau đây:

  • Một gà luộc: Là gà trống, mình vàng, chân vàng.
  • Thịt lợn luộc: 1 miếng
  • Tôm luộc: 1 con
  • Trứng vịt luộc: 1 quả.
  • Xôi: 1 đĩa. Nếu không có thể thay thế bằng bánh chưng.
  • Muối: 1 đĩa.
  • Gạo: 1 bát.
  • Nước: 1 bát.
  • Rượu trắng: 0.5 lit.
  • Chè, thuốc: 1 gói.
  • Bộ áo mã áo quần cho Quan Thần LInh, mũ và hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
  • Đinh vàng hoa: 1 bộ.
  • Lễ tiền vàng: 5 lễ.
  • Oản đỏ: 5 cái.
  • Trầu 5 lá, cau 5 quả hoặc là 3 miếng cau trầu đã têm.
  • Một mâm ngũ quả.
  • Hoa hồng đỏ: 9 bông.
  • Muối gạo: 1 đĩa.
  • Muối gạo nước dựng vào 3 hũ nhỏ.

IV. Bài cúng trong lễ động thổ.

 Các bạn có thể tham khảo bài văn cúng sau đây:

KÍNH LẠY
– HOÀNG THIÊN HẬU THỔ CHƯ VỊ TÔN THẦN.
– QUAN ĐƯƠNG NIÊN HÀNH KHIỂN NĂM………………………….(Ví dụ: Nhâm Thìn, Quý Tỵ v.v…).
– NGÀI BẢN CẢNH THÀNH HOÀNG CHƯ VỊ ĐẠI VƯƠNG.
– NGŨ PHƯƠNG NGŨ THỔ LONG MẠCH TÔN THẦN, CÁC NGÀI TÔN THẦN CAI QUẢN TRONG KHU VỰC NÀY.
Hôm nay là ngày…….tháng……..năm………………(Âm lịch).
Tín chủ con là……………………………………………………………Tuổi:…………………………..
Hiện ngụ tại…………………………………………………………………………………………………..
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày ra trước án. Ví tín chủ con khởi tạo (nếu “cất nóc” thì đọc là “cất nóc”, nếu “xây cổng” thì đọc là “xây cổng”,nếu tu sửa phương nào thì đọc rõ “tu sửa phương…” đó…) căn nhà ở địa chỉ……. ngôi Dương Cơ trụ trạch (nếu là phần mộ thì đọc là “ngôi Âm Cơ mộ phần”) để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu (=> để làm nơi an ổn cho vong linh…). Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị Linh Thần, cúi mong soi xét và cho phép được động Thổ (“cất nóc”, “xây cổng”, “tu sửa phương…”). Nhân có lễ vật tịnh tài dâng cúng bày trên Linh Án, tín chủ con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa.
Ngài Định Phúc Táo Quân, các Ngài Địa Chúa Long Mạch Tôn Thần và tất cả các vị Thần Linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin giáng lâm trước án chứng minh thọ hưởng. Và lai độ cho chúng con khởi công suôn sẽ, công việc tiến hành trôi chảy, người người đều đặng bình an, vạn sự hanh thông, sở cầu tất ứng.
Tín chủ chúng con lại kính mời các vị hương linh khuất mặt lần khuất quanh đây, các linh hồn chiến sĩ trận vong vì nước, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa, xin cùng tới đây thụ hưởng lễ vật, độ cho tín chủ chúng tôi hưng công sở thành, kiến tạo như ý, từ đây hoạn lộ hanh thông, Đông thành Tây tựu, trú sở cát tường.

VI. Một số lưu ý khi làm Lễ động thổ.

  • Gia chủ phải mặc quần áo chỉnh tề để làm lễ.
  • Trước khi vào mâm lễ khấn thì cần phải thắp nhang sau đó vái 4 phương tám hướng.
  • Sau khấn xong thì mang tiền vàng và giấy vàng bạc đi hóa, rồi rải muối gạo sau đó mới tới khu vực định sẽ làm móng cuốc vài nhát.
  • 3 hũ muối gạo nước đã chuẩn bị phải cất thật kỹ.
  • Nếu mượn tuổi làm nhà thì cần phải làm giấy tờ bán đất tượng trưng cho người được mình mượn tuổi làm nhà.
  • Trong quá trình làm nhà, tới các giai đoạn đổ mái của các tầng vẫn sexphair làm các thủ tục khấn lễ, dâng hương và nhờ nười mượn tuổi làm thay và chủ nhà vẫn phải tránh đi trong khi làm lễ.
  • Sau khi ngôi nhà được hoàn thiện thì người mượn tuổi làm các thủ tục nhập trạch sau đó gia chủ sẽ mua lại với giá cao hơn lúc trước mình đã bán.

Lời kết.

Trên đây là toàn bộ về Lễ động thổ mà các bạn cần biết. Nếu như muốn tư vấn về các dịch vụ thiết kế để có căn nhà trong tương lai thì đừng quên liên hệ với chúng tôi nhé.

Trân trọng!

➡️Tham khảo thêm: 

GỬI YÊU CẦU DỊCH VỤ

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng điền đầy đủ thông tin dưới, Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!








    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    0914 355 353